Cần thực hiện giải pháp phát triển bền vững mô hình tôm - lúa

Xuất hiện cách đây khoảng 15 năm, mô hình tôm - lúa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp do tạo ra được sản phẩm sạch, rủi ro dịch bệnh thấp, từ đó đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất và mang tính bền vững. Tuy nhiên, gần đây mô hình tôm - lúa bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế, trở nên bấp bênh hơn, hiệu quả về năng suất tôm nuôi và lúa đều thấp. Do vậy cần phải có những giải pháp cấp bách hữu hiệu cải thiện thì mô hình nuôi tôm - lúa mới phát triển hiệu quả và bền vững. Đây là nội dung chủ yếu tại Hội nghị “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại ĐBSCL” vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức tại Kiên Giang.

tôm lúa

Diện tích canh tác liên tục tăng mạnh

Kiên Giang là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa lớn nhất cả nước, tập trung tại vùng huyện vùng U Minh Thượng và một số huyện vùng Tứ giác Long Xuyên. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, mô hình nuôi tôm – lúa mang lại hiệu quả khá cao so với độc canh cây lúa trên cùng diện tích. Tại địa phương này, người dân thả nuôi tôm với mật độ nuôi từ 4 - 6 con/m2, nhiều hộ nuôi có năng suất đạt tới 0,5 - 07 tấn/ha, năng suất bình quân đạt hơn 0,3 tấn/ha. Nếu như năm 2010 diện tích nuôi tôm - lúa toàn tỉnh 64.673 thì năm 2015 diện tích nuôi tôm - lúa tăng lên 77.243 ha, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 3,9%/năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu cho biết, diện tích luân canh tôm - lúa của tỉnh gia tăng từ 5.851 ha trong năm 2001 lên 29.607 ha vào năm 2014. Trong năm 2015, diện tích tôm - lúa có thể đạt tới 30.500 ha và kế hoạch đến năm 2020 là 40.000 ha, định hướng đến 2030 là 43.000 ha; tập trung ở vùng Bắc QL IA gồm huyện Phước Long, Hồng Dân và một phần huyện Giá Rai. Mô hình nuôi luân canh tôm - lúa ở địa phương này bố trí nuôi 2 vụ tôm - 1 vụ lúa, vụ tôm có thể thả tôm sú hay tôm càng xanh.

Vụ tôm bắt đầu thả giống từ tháng 2 - 3 và kết thúc vào tháng 7 với trung bình 02 lần thả giống/vụ/năm; đối với vụ lúa xuống giống từ tháng 8 - 9 nếu sạ giống dài ngày và từ tháng 9 -10 nếu sạ giống ngắn ngày. Diện tích canh tác tôm - lúa trung bình từ 01 - 2,5 ha/hộ, mật độ thả tôm sú dao động 2 - 3 con/m2, năng suất tôm bình quân 0,35 - 0,4 tấn/vụ, chi phí sản xuất 30 - 35 triệu đồng, mỗi hộ lãi từ 35 - 40 triệu đồng (tính cả tôm và lúa). Đối với mô hình luân canh tôm càng xanh - lúa, mật độ thả tôm càng xanh bình quân từ 0,5 - 1 con/m2, giống được thả khi sạ lúa từ 1- 1,5 tháng, năng suất tôm thu được 0,09 - 0,1 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 10 - 15 triệu đồng/ha/năm.

Cà Mau là địa phương phát triển mô hình tôm - lúa rất sớm từ năm 2000 chỉ với vài hecta. Tuy nhiên, theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Cà Mau, hiện nay diện tích tôm - lúa Cà Mau đạt 43.000 ha, chiếm 15% diện tích nuôi tôm của tỉnh. Còn tại Sóc Trăng, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh cho biết, diện tích tôm - lúa ở địa phương này trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2010, diện tích trồng lúa trên nền tôm chỉ là 7.929 ha thì năm 2014 đạt 9.914 ha và trong năm 2014-2015, diện tích trồng lúa trên nền tôm là 10.271 ha. Nông dân không chỉ thu nhập từ con tôm, cây lúa mà những năm gần đây bà con còn tận dụng bờ bao để trồng hoa màu trong mùa mưa để tăng thu nhập. Tại Tiền Giang, Chi cục Thủy sản tỉnh cũng cho biết,  năm 2009, diện tích nuôi tôm - lúa toàn tỉnh chỉ khoảng 200 ha thì hiện nay diện tích canh tác mô hình này đã tăng gần 3 lần.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong thời gian qua, hình thức nuôi tôm sú kết hợp với lúa phát triển tương đối ổn định và thể hiện tính bền vững. Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu là luân canh 01 vụ nuôi tôm - 01 vụ lúa, diện tích sản xuất luân canh tôm - lúa tại ĐBSCL tăng nhanh, Nuôi tôm - lúa vùng ĐBSCL có sự tăng trưởng rất nhanh về diện tích nuôi. Năm 2000 diện tích nuôi tôm lúa toàn vùng chỉ mới đạt 71.000 ha thì đến năm 2014 đạt 152.977 ha. Đến nay ước đạt 160.000 ha, diện tích tiềm năng 250.000 ha, năng suất đạt từ 300 - 500 kg/ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm. Các tỉnh nuôi tôm - lúa với diện tích lớn là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Trong đó Cà Mau và Bạc Liêu chủ yếu là phương thức nuôi quảng canh truyền thống, trong khi đó Sóc Trăng và Kiên Giang đã phát triển mạnh mô hình nuôi tôm lúa quảng canh cải tiến.

Hiện nay, nuôi tôm - lúa chủ yếu được sản xuất theo phương thức luân canh 01 vụ tôm từ tháng 3 - 8 âm lịch, tiếp theo là 01 vụ lúa. Tính đến tháng 8/2015 diện tích tôm lúa các tỉnh ĐBSCL ước đạt 160.000 ha, sản lượng ước đạt 60.000 tấn, trong đó nhiều nhất là Kiên Giang, tiếp đến là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Đối tượng nuôi là tôm sú, có một số mô hình được tiếp tục nuôi tôm càng xanh xen canh với vụ lúa, thả mật độ thấp. Năng suất nuôi tôm-lúa bình quân khoảng 300-500 kg/ha. Chi phí sản xuất trung bình 30-35 triệu đồng/ha, lãi suất trung bình 35-50 triệu đồng/ha/năm (tính cả tôm và lúa).

Còn tồn nhiều bất cập

Ông Nguyễn Văn Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho biết, mô hình nuôi tôm - lúa là mô hình đặc trưng của vùng ĐBSCL và đạt hiệu quả kinh tế cao so với độc canh cây lúa trên cùng diện tích. Tuy nhiên, những năm gần đây, mô hình luân canh tôm - lúa trở nên bấp bênh hơn, hiệu quả về năng suất tôm nuôi và lúa đều thấp, nhìn chung cho năng suất tôm bình quân thấp hơn 350 kg/ha và lúa thấp hơn 4 tấn/ha. Điều này cho thấy hình thức canh tác tôm lúa vẫn còn tồn tại một số bất cập chưa được giải quyết tốt, cần phải cải thiện mới phát triển hiệu quả và bền vững.

Một trong những nhân tố đó là do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa được đầu tư đồng bộ, phần lớn nông dân sử dụng hệ thống thủy sản phục vụ trồng lúa trước đây nên không đảm bảo yêu cầu nuôi tôm. Việc điều chỉnh, thiết kế hệ thống canh tác tôm lúa của hộ dân chưa phù hợp chỉ nuôi tôm mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa, chưa nắm bắt kịp với những biến đổi khí hậu trong những năm qua. Người dân chưa quan tâm đúng mức để thiết kế hệ thống công trình canh tác, hệ thống thẩm lậu cao, rất ít hộ quan tâm mương rửa phèn/mặn bên trong vuông tôm, mức nước trong vuông tôm thấp.

Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng tôm giống chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế, nông dân thả tôm nhiều lần trong vụ với mật độ dày, không cách ly được với mầm bệnh. Độ mặn trong đất có dấu hiệu tích lũy tăng dần, thời tiết có nhiều thay đổi trái mùa, lượng mưa thấp và mùa mưa ngắn hơn, trong khi khoa học công nghệ chưa lai tạo kịp thời các giống lúa phù hợp với từng vùng như chịu mặn, chịu phèn, chịu nhiệt, chịu ngập.

Thiếu liên kết, hợp tác giữa nông dân và các bên có liên quan để cùng phát triển mô hình. Tình hình tranh chấp giữa những hộ nuôi tôm và sản xuất lúa vẫn còn xảy ra. Việc vận hành các cống điều tiết nước còn nhiều bất cập nên việc quản lý nước hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Mặt khác, do lợi nhuận từ nuôi tôm cao hơn nhiều so với trồng lúa nên nhiều người dân chú trọng nuôi tôm nhiều hơn trồng lúa, thậm chí không canh tác lúa làm phá vỡ hệ thống môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm - lúa.

Bên cạnh đó, theo Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm – lúa hiện chưa theo kịp tốc độ phát triển mở rộng diện tích sản xuất, môi trường dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá thức ăn và các dịch vụ đầu vào biến động khó lường đe dọa đến tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất tôm-lúa vốn chịu nhiều tác động của thời tiết, dịch bệnh. Việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi truyền thống. Thông thường người dân thả tôm nhiều đợt và chọn tôm giống giả rẻ, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc nên hiệu quả mô hình không cao.

Phần lớn ruộng nuôi chưa thiết kế bảo bảo yêu cầu kỹ thuật (bờ thấp, giữ nước kém và thiếu ao lắng…) làm cho độ mặn và nhiệt độ nước trong ruộng nuôi tăng cao, trong khi nước ngoài kênh có nhiều mầm bệnh và có dấu hiệu ô nhiễm, vì vậy tôm nuôi bị sốc và thiệt hại trên diện rộng. Quy hoạch thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng với tình hình phát triển của địa phương, quy hoạch vùng nuôi cho từng đối tượng đôi khi còn bất cập, không phù hợp.

Ngoài ra, theo Chi cục Thủy sản Cà Mau, hiện nay chất lượng tôm giống vẫn còn nhiều hạn chế do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, mặc dù công tác kiểm tra, kiểm dịch giống đã và đang được cơ quan chức năng tăng cường đầu tư thêm trang thiết bị. Chất lượng lúa giống để phục vụ sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm còn nhiều hạn chế, ít chủng loại phù hợp, nhất là các giống lúa chịu mặn được chưa nghiên cứu nhiều. Trên 50% diện tích gieo cấy bằng các giống lúa mùa địa phương do người dân tự trao đổi là chính, giữ giống để sản xuất qua nhiều năm, bị lẫn tạp, thoái hóa, nhiễm sâu bệnh, cho năng suất thấp.

Cấp bách thực hiện nhiều giải pháp

Để phát triển hiệu quả và bền vững hình thức canh tác tôm - lúa, theo Tổng cục Thủy sản, cần xác định khả năng phát triển và hình thức canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của từng vùng, tăng năng suất mô hình nuôi tôm lúa theo hướng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi riêng cho nuôi trồng thủy sản, tăng cường quản lý tốt hơn và chỉ đạo phát triển tôm - lúa ở ở vùng thuận lợi, giữ ổn định năng suất đảm bảo phát triển bền vững. Cụ thể, vào năm 2020, phấn đấu nâng diện tích tôm - lúa lên 200.000 ha, sản lượng tôm 100.000 - 120.000 tấn/năm; định hướng đến năm 2030, diện tích nuôi tôm lúa là 250.000 ha, sản lượng tôm 125.000 - 150.000 tấn/năm; đồng thời tăng năng suất tôm nuôi lên 500 kg/ha/vụ/năm.

Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám yêu cầu Tổng cục Thủy sản trong Quý 4/2015 phải hoàn thành xây dựng Chương trình phát triển nuôi tôm - lúa vùng ĐBSCL trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Hoàn thành quy hoạch chi tiết phát triển mô hình nuôi tôm - lúa giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn 2030 cho các địa phương vùng ĐBSCL.

Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch thủy lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới tiêu cho vùng phát triển tôm - lúa. Hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu cấp nước mặn, giữ nước ngọt chủ động cần thiết, góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ… Rà soát và thực hiện các điều chỉnh về đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm lúa tập trung, bao gồm đê bao, trạm bơm nước, hệ thống kênh mương cấp thoát, hệ thống đường điện và hệ thống xử lý nước thải.

Mặt khác, để góp phần cải thiện năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của tôm - lúa cần chú trọng quan tâm đến kỹ thuật nuôi như chọn giống chất lượng và giống được ương với kích cỡ từ 1,5 - 2,0 cm trước khi thả ra ruộng nuôi; tỷ lệ diện tích mương/vuông nuôi phù hợp; độ sâu mực nước trên trảng vuông nuôi; mật độ thả; số lần thả; thay nước có kiểm soát, sử dụng vôi, phân zeolite, sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ, quản lý môi trường, sức khỏe tôm nuôi phù hợp cho phát triển mô hình ở ĐBSCL.

Thực hiện nghiên cứu công nghệ nuôi tôm lúa theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (tôm sạch, lúa thơm) và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường… Nghiên cứu xây dựng và thực hiện các mô hình nuôi tôm - lúa với đối tượng tôm sú trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất cả lúa và tôm và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả và có tính khả thi cao.

Các địa phương cần quy hoạch vùng nuôi tôm - lúa tập trung và đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo và tiến tới dự báo môi trường, mầm bệnh cho các vùng nuôi tôm - lúa nhằm phục vụ nuôi tôm và phát triển trồng lúa một cách bền vững. Tập huấn cho nông dân áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tuyên truyền về chất lượng, an toàn vệ sinh thú ý thủy sản nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng trước khi cung ứng ra thị trường…

Tiền Giang, 02/10/2015
Đăng ngày 05/10/2015
Thành Công
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 10:50 22/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 11:20 21/05/2024

Hiện trạng cơ sở chế biến tôm cả nước

Ngày 22/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu báo cáo điều tra hiện trạng chế biến 2 sản phẩm chủ lực quốc gia là tôm nước lợ và cá tra. Sau đây là hiện trạng cơ sở chế biến tôm nước lợ.

Chế biến tôm
• 19:00 25/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 19:00 25/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:00 25/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 19:00 25/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 19:00 25/05/2024